Nhịp Sinh Học Là Gì?
Bạn có đang gặp phải tình trạng khó ngủ và mất ngủ nhiều ngày dẫn đến kiệt sức và mệt mỏi không? Tình trạng ngủ của bạn được quyết định bởi “nhịp sinh học”. Các tình trạng ngủ là do nhịp sinh học bên trong cơ thể điều khiển, đồng hồ 24h bên trong cơ thể điều chỉnh chu kỳ ngủ - thức của chúng ta. Nhịp sinh học ảnh hưởng đến mọi thứ, từ việc giải phóng hóc môn cho đến các thói quen ăn uống, nhiệt độ toàn thân và cả quá trình trao đổi chất của cơ thể. Những lúc chúng ta mệt mỏi nhưng lại không thể ngủ được thì đó là lúc nhịp sinh học trong cơ thể đã bị phá vỡ và cơ thể không giải phóng hóc môn melatonin – hóc môn gây buồn ngủ.
Điều Gì Làm Rối Loạn Nhịp Sinh Học Của Chúng Ta?
Đó là thói quen sử dụng điện thoại hoặc mãi mê xem các chương trình truyền hình yêu thích cho đến khi chúng ta ngủ thiếp đi. Thay đổi đi nào! Cơ thể chúng ta là những sinh vật thông minh được lập trình một chu kỳ 24h theo ánh sáng mặt trời. Thời xa xưa, khi chưa có đèn điện, chúng ta thường đi ngủ vào lúc hoàng hôn và thức dậy vào lúc bình minh. Ngày nay thì chúng ta đã có ánh sáng nhân tạo và thường thức khuya để dính mắt vào màn hình điện thoại, cơ thể chúng ta sẽ khó nhận ra đã quá khuya để nghỉ ngơi vì bóng tối mới có thể giúp cơ thể giải phóng melatonin gây buồn ngủ.
Nhịp Sinh Học Ảnh Hưởng Thế Nào Đến Sức Khỏe Bạn?
Tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng nhân tạo vào ban đêm và chu trình “đi ngủ - thức dậy” không điều độ sẽ là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh mãn tính như béo phì, tim mạch và các rối loạn tâm lý như cáu kính, lo lắng, giảm đi hiệu quả học tập và trí nhớ. Hơn thế nữa, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng dân số ở các quốc gia ít có ánh nắng mặt trời dễ mắc các căn bệnh trầm cảm hơn so với dân số ở các quốc gia khác. Nhiều trong số các căn bệnh này có thể phòng ngừa được vì chúng đều liên quan đến lối sống.
- Đi ngủ vào một giờ cố định mỗi ngày. Điều này sẽ tạo cho cơ thể bạn một thói quen (cơ thể chúng ta thì yêu thích thói quen) và giúp cơ thể chúng ta hiểu được thời gian nào cần đi ngủ.
- Hạn chế sử dụng các thiết bị công nghệ ít nhất 1h trước khi đi ngủ. Nếu bạn sử dụng các thiết bị trong bóng đêm, hãy thử sử dụng tấm lọc ánh sáng xanh hoặc đeo kính ngăn ngừa ánh sáng xanh vì ánh sáng xanh làm giảm lượng sản sinh melatonin của cơ thể.
- Nên thường xuyên ra ngoài ban ngày để cơ thể được sản sinh đủ lượng vitamin D cần thiết.
- Điều cuối cùng khá thú vị nhưng cũng không phải dễ thực hiện đó là thiết lập thời gian biểu thường xuyên cho việc ngắm bình minh và hoàng hôn. Điều này không chỉ giúp bạn cảm thấy dễ chịu và thư giãn mà còn giúp cơ thể bạn có thể điều chỉnh được nhịp sinh học của mình.