Làm thế nào để vượt qua nỗi sợ hãi?

Sợ hãi là một việc hết sức bình thường – tất cả chúng ta đều có những nỗi sợ riêng. Nhưng nếu nỗi sợ đang ngăn bước bạn hoàn thành những mục tiêu hoặc khiến bạn căng thẳng quá mức thì đã đến lúc bạn cần khắc phục chúng. Bên dưới là các bí quyết của Oriflame.

1. THẤU HIỂU
Cố gắng tìm hiểu lý do vì sao bạn sợ một điều gì đó. Liệu nỗi sợ của bạn có thực tế hay không? Điều gì khiến bạn cảm thấy không thoải mái? Việc phân tích rõ ràng sẽ giúp bạn loại bỏ nỗi lo sợ từ tận gốc.

2. HÍT THỞ
Khi bạn cảm thấy sợ hãi, hãy thực hiện bài tập đơn giản sau: Nín thở và đếm đến 10, sau đó thở ra thật chậm. Tiếp đến, hít sâu trong khoảng ba giây và thở ra bằng miệng. Bài tập này sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn hơn.

3. TRÒ CHUYỆN
Chia sẻ nỗi sợ với người khác có thể hơi khó khăn, nhưng đó lại là một giải pháp vô cùng hiệu quả. Tâm sự với một người bạn hoặc một thành viên trong gia đình – những cuộc trò chuyện chân thành sẽ giúp bạn giải tỏa mọi lo lắng.

4. VIẾT RA GIẤY
Nếu bạn cảm thấy việc trò chuyện quá khó khăn, hãy thử viết về nỗi sợ của bạn. Việc ghi chép sẽ giúp bạn theo dõi mức độ căng thẳng và những nguyên nhân gây ra nó.

5. SUY NGHĨ TÍCH CỰC
Dù không dễ dàng, nhưng bạn hãy cố gắng biến nỗi sợ thành một điều gì đó bạn có thể biết ơn. Sợ nói trước đám đông? Hãy biết ơn vì bạn có cơ hội thuyết trình trước nhiều người. Cảm thấy lo lắng vì những chuyến bay? Hãy nghĩ xem bạn đã may mắn thế nào khi có cơ hội du lịch nước ngoài. Lòng biết ơn có thể giúp bạn khống chế cảm giác lo lắng, sợ hãi.

6. NGHIÊN CỨU
Đối mặt với những điều mà chúng ta không hiểu rõ có thể hơi đáng sợ. Do đó, hãy tìm hiểu thêm về những nỗi ám ảnh của bạn bằng cách đọc sách, xem phim tài liệu hoặc nghe các bài phân tích – kiến thức có thể giúp bạn đánh bại nỗi sợ hãi.

7. THAY ĐỔI LỐI SỐNG
Cắt giảm lượng cồn và caffeine hấp thu vào cơ thể, tập thể dục thường xuyên và tuân theo một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Đây là những thay đổi nhỏ trong cuộc sống giúp bạn sẵn sàng về mặt thể chất để đương đầu với nỗi sợ hãi.

8. TÌM KIẾM SỰ GIÚP ĐỠ
Nếu nỗi sợ quá lớn khiến bạn bị suy nhược, thì đã đến lúc bạn cần được tư vấn. Một bác sĩ chuyên khoa có trình độ chuyên môn sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng lo lắng – vì suy cho cùng, đôi khi chúng ta cũng cần nhận trợ giúp từ xung quanh.



Bài viết từ: Hình ảnh từ: Getty Images